Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

SÁNG THẾ CHƯƠNG HAI - EDEN THUỘC THỂ VÀ THUỘC LINH

"Eden thuộc thể chính là nơi Adam cư ngụ. Eden thuộc linh chính là tấm lòng Adam nơi có Chúa hiện diện và là đền thờ Ngài.”
       Sáng thế 2:8  8 Rồi Đấng-Chí-Thánh là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra. 9 Đấng-Chí-Thánh là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. 10 Một con sông từ Ê-đen chảy ra tưới khu vườn, và từ đó chia thành bốn nhánh.

Ý nghĩa của Eden và Con sông Từ E-den :
Trước khi đi vào phần giải thích ý nghĩa E-đen và con sông chảy ra từ đó chía làm bốn ngả. Chúng ta xem xét qua một chủ trương giải thích kinh thánh : Đọc sao hiểu vậy. Tức là không cần “giải thích[1]”.
Đọc kinh thánh theo nghĩa đen - từ A đến Z đọc sao hiểu vậy - từ sách đầu của kinh thánh sách Sáng thế cho đến sách Khải huyền là sách sau cùng. Đây là chủ trương hoàn toàn không mới ! vì đã có người áp dụng như thế với nhiều lý do cả ngàn năm rồi.
Ai chủ trương và hướng dẫn người khác làm như vậy; người ấy, ít nhiều đã và đang phản ánh qua chủ trương đó những bất ổn về tâm sinh lý. Một trong những bất ổn đó, là sự bất tuân mạng lịnh Chúa thiết định nơi hội thánh của Ngài (Cv 20:28. Lu 12:42. Eph 4:11. Tit 2:7. I Ti 3:2I Ti 4:11I Ti 4:13. I Ti 4:16. I Ti 5:17 . I Ti 6:2 .I Ti 6:3. II Ti 3:10. II Ti 3:16. II Ti 4:2. II Ti 2:2. II Ti 2:24 . II Ti 1:13) và phô bày tính kiêu- ngạo cá-nhân; hai là, không phân biệt được ý nghĩa của lịch sử liên quan đến các chủ trương giải nghĩa  kinh thánh (gọi tắt là giải kinh); ba là, không nhận biết được điềm thời đại (Danien 12:4).
Qua phần giải thích ý nghĩa của “E-den và con  sông từ đó chảy ra” được đề cập trong bài này chúng tôi muốn người đọc hiểu rằng chủ trương : kinh thánh viết sao hiểu vậy là không hoàn toàn đúng như ý Chúa và diều này đã được trình bày trong kinh thánh : “ 10 Môn đồ bèn đến gần Ngài mà hỏi rằng: Sao thầy dùng thí dụ mà phán cùng chúng vậy ? 11 Ngài đáp rằng: Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết (Mt 13:10-13); hoặc như : “160 Sự tổng cộng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời(Tv 119:1 60). Kính mong người đọc quan tâm để mỗi chúng ta là viên đá sống động xây ngôi nhà Thiên-Chúa nhờ Thánh-thần Ngài. 
Bây giờ chúng ta trở về phần giải thích ý nghĩa E-den.
Khi Chúa hoàn tất công trình sáng tạo trời đất (vũ trụ) Ngài phán rằng : 31 Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp !” (St 1:31). Vì bản chất mọi loài, mọi nơi chốn (không gian và thời gian) trên đất đều rất tốt đẹp. Do đó E-den được trình bày trong kinh thánh không chỉ hoàn toàn thuần túy là một nơi chốn nào đó theo ý nghĩa “không gian, thời gian” trên đất; nhưng qua một Eden cụ thể trên đất, kinh thánh còn cho chúng ta biết về ý nghĩa “Eden” thuộc linh,-một “Eden” trong lòng mỗi con người khi có Thiên Chúa ngự trị.
Chúng ta biết rằng, mục đích Thiên-Chúa tạo dựng loài người là để họ được sống đời đời theo sự quan phòng[2] của Chúa trên trái đất, và một trong những khía cạnh liên quan tới sự sống đời đời trên đất là việc quản trị mọi loài thọ tạo khác mà Chúa trao cho họ (Tv 8:6-9). Nhưng vì sự giới hạn vốn có của mọi loài thọ tạo trong đó có loài người; nên Thiên-Chúa muốn ở cùng loài người để giúp cho họ quản trị mọi loài thọ tạo khác, và điều này cũng chính là niềm vui của Ngài (Cn 8:30-31). Vậy E-đen chính là nơi Chúa hiện diện, và A-dam chính là : đền thờ Chúa. Nói cách khác nơi nào có Chúa hiện diện, nơi đó là E-den hay còn gọi là địa đàng, còn gọi là đền thờ Chúa nữa.
Nói đến “ đền thờ” chúng ta cần tra xét thêm sau đây :
Khi chung kết lịch sử loài người “ThànhThánh Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa xuống” chúng ta đọc lời Chúa công bố sau đây :
1 Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. 2 Và tôi thấy Thành Thánh là, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. 3 Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to : “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. 4 Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết ; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”
Thiên sứ giải thích ý nghĩa của Thành Thánh đó là hình bóng chỉ về dân thánh Chúa như sau :
Kh 21:9-14   9 Bấy giờ, trong số bảy thiên thần mang bảy chén đầy bảy tai ương cuối cùng, một vị đến bảo tôi : “Lại đây, tôi sẽ chỉ cho ông thấy Tân Nương, Hiền Thê của Con Chiên.” 10 Rồi đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ, và chỉ cho tôi thấy Thành Thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, 11 chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê. 12 Thành có tường rộng và cao, với mười hai cửa do mười hai thiên thần canh giữ, và trên các cửa có ghi tên mười hai chi tộc con cái Ít-ra-en. 13 Phía đông có ba cửa, phía bắc ba cửa, phía nam ba cửa và phía tây ba cửa. 14 Tường thành xây trên mười hai nền móng, trên đó có tên mười hai Tông Đồ của Con Chiên.
Cũng vậy, sách Epheso viết về nhà Thiên-Chúa được thiết-lập bởi : “ 19 Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, 20 bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su. 21 Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. 22 Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.(Eph 2:19-22). Sách Do-thái (Hebơrơ) cũng trình bày cho chúng ta về ngôi nhà Thiên-Chúa chính là các tín hữu : “1 Do đó, thưa anh em là những người trong dân thánh, những người được hưởng chung ơn gọi bởi trời, anh em hãy ngắm nhìn Đức Giê-su là Sứ Giả, là Thượng Tế, là Trung Gian cho chúng ta tuyên xưng đức tin. 2 Người trung thành với Đấng đã đặt Người lên chức vụ đó, cũng như ông Mô-sê đã trung thành khi thi hành chức vụ đối với toàn thể nhà Thiên Chúa. 3 Như người làm nhà đáng tôn vinh hơn chính ngôi nhà, thì Đức Giê-su cũng được coi là đáng tôn vinh hơn ông Mô-sê. 4 Quả thật, nhà nào cũng phải có người làm ra, và Đấng làm ra mọi sự là Thiên Chúa. 5 Ông Mô-sê đã trung thành khi thi hành chức vụ đối với toàn thể nhà Thiên Chúa, với tư cách là tôi tớ để làm chứng về các điều Thiên Chúa sẽ phán truyền. 6 Còn Đức Ki-tô thì trung thành với tư cách là người Con đứng đầu nhà Thiên Chúa. Mà nhà Thiên Chúa là chính chúng ta, miễn là chúng ta giữ vững đến cùng lòng tin tưởng và thái độ hiên ngang về niềm hy vọng của chúng ta.(D-t, He 3:1-6)
Kế tiếp sách Khải huyền : “22 Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành.” (Kh 21:22) như vậy : “Thành Giê-ru-sa-lem” chính là biểu-tượng chỉ về nhà Chúa mà nhà Chúa là chính các tín hữu trung tín, và họ là hội thánh Chúa (Hebrew 3:2-6).
Trong thời cựu-ước sách Sử ký thứ nhì (II Sử 2:12. II Samuen 7:13.) và các sách khác nói về việc xây dựng nhà Chúa tức là thành Giê-ru-sa-lem bằng gỗ đá, và việc xây dựng thành này chính là hình bóng tượng trưng cho thành Thánh “Giê-ru-sa-lem thiêng-liêng” sau khi Chúa Giê-su hoàn tất việc chuộc tội cho nhân loại : 1 Vua Sa-lô-môn khởi công xây Nhà ĐỨC CHÚA tại Giê-ru-sa-lem trên núi Mô-ri-gia, nơi ĐỨC CHÚA đã hiện ra với phụ vương Đa-vít. Đó là nơi vua Đa-vít đã chuẩn bị, trước kia là sân lúa của ông Oóc-nan người Giơ-vút. (II Sử 3:1)
 Thời tân-ước Chúa Giê-su cũng xa gần nói về đền thờ ở thành Giê-ru-sa-lem gỗ đá là hình bóng chỉ chính đền thờ Ngài theo nghĩa thuộc linh như sau :
Đức Giê-su tẩy uế Đền Thờ
13 Gần đến lễ Vượt Qua của người Do-thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem. 14 Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. 15 Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò, ra khỏi Đền Thờ ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. 16 Người nói với những kẻ bán bồ câu : “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.” 17 Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh : Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. 18 Người Do-thái hỏi Đức Giê-su : “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế ?” 19 Đức Giê-su đáp : “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi ; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” 20 Người Do-thái nói : “Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao ?” 21 Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. 22 Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói. (Gioan 2:13-22)
Như vậy, đền thờ ở thành Giê-ru-sa-lem gỗ đá xưa do Sa-lô-môn xây dựng chính là hình bóng chỉ về đền thờ của thành Thánh Giê-ru-sa-lem thiêng liêng hôm nay như các trích đoạn kinh thánh trên mô tả. Thành Thánh Giê-ru-sa-lem xưa và nay cũng mang cùng một ý nghĩa là nhà Chúa; mà nhà Chúa là hội thánh, là các tín hữu trung tín, là thân thể tinh tuyền của Người (Dt, He 3:1-6. Khải huyền 21:9-14). Thành Thánh Giê-ru-sa-lem là nhà Ngài mà nhà Ngài là các tín hữu trung tín; trong nhà Ngài thì chính Chúa Cha, Chúa con đều là đền thờ. (Kh 21:22. Gioan 2:13-22)

Kết luận về E-den : Ngoài ý nghĩa cụ thể trên đất là nơi chốn dành cho A-dam cư ngụ để sinh sống, phát triển theo đường lối Chúa ấn định cho ông, và con cháu ông; thì, E-den cũng mang một ý nghĩa khác nữa, đó chính là Eden trong lòng Adam – và chính là nơi có Thần-Chúa ngự trị. Kinh thánh cho biết một nguyên tắc, và là tín điều như sau : nơi đâu có Chúa hiện diện nơi đó là đền thờ Ngài, vì Ngài chính là đền thờ (Gioan 2:19. Kh 21:22). Như vậy, khi A-dam chưa phạm tội bất tuân; ông là con của Thiên-Chúa, trong ông có Thiên-Chúa ngự trị. Eden chính là biểu tượng cho điều đó.
Eden thuộc thể chính là nơi Adam cư ngụ. Eden thuộc linh chính là tấm lòng Adam nơi có Chúa hiện diện và là đền thờ Ngài. Chính vì vậy, ngôn ngữ kinh thánh trình bày về Eden thuộc linh như sau : 8 Rồi ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.” (St 2:8.) sách ngôn sứ I-sai-a, trình bày lại ý nghĩa của Eden trong lòng như sau : 21 Dân của ngươi gồm toàn những người công chính, chúng sẽ được đất nước làm sở hữu đến muôn đời. Chúng sẽ là mầm non trong vườn cây của Ta, là công trình do tay Ta thực hiện để làm cho Ta được hiển vinh.” (I-sai-a  60:21.
Tv, Thi 72:19  16 Mong cho xứ sở đầy dư gạo thóc, đỉnh non cao sóng lúa rì rào, trổ bông vàng đẹp tựa núi Li-băng, thâu lượm được nhiều như cỏ dại.17 Danh thơm Người sẽ trường tồn vạn kỷ, nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời. Ước gì mọi sắc tộc trần gian, nhờ Người được chúc lành, và muôn dân thiên hạ ngợi khen Người có phúc 18 Chúc tụng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa Ít-ra-en, chỉ có Ngài làm nên những công trình kỳ diệu. 19 Đáng ngợi khen danh vinh hiển Ngài đến đời đời !   Nguyện khắp trái đất được đầy sự vinh hiển của Ngài ! A-men ! A-men !

Nói về con  sông chảy ra từ Eden.
Khi lịch sử của loài người kết thúc kinh thánh viết như sau :
“1 Rồi thiên thần chỉ cho tôi thấy một con sông có nước trường sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên. 2 Ở giữa quảng trường của thành, giữa hai nhánh sông, có cây Sự Sống sinh trái mười hai lần, mỗi tháng một lần ; lá cây dùng làm thuốc chữa lành các dân. 3 Sẽ không còn lời nguyền rủa nào nữa. Ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên sẽ đặt trong thành, và các tôi tớ Người sẽ thờ phượng Người. 4 Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. 5 Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.”(Kh 22:1-5)
Đối chiếu với sách tiên tri E-xe-chi-en :
1 Người ấy dẫn tôi trở lại phía cửa Đền Thờ, và này : có nước vọt ra từ dưới ngưỡng cửa Đền Thờ và chảy về phía đông, vì mặt tiền Đền Thờ quay về phía đông. Nước từ phía dưới bên phải Đền Thờ chảy xuống phía nam bàn thờ. 2 Người ấy đưa tôi ra theo lối cổng bắc và dẫn tôi đi vòng quanh theo lối bên ngoài, đến cổng ngoài quay mặt về phía đông, và này : nước từ phía bên phải chảy ra. 3 Người ấy đi ra phía đông, tay cầm dây đo, đo năm trăm thước rồi dẫn tôi đi qua nước : nước ngập đến mắt cá chân. 4 Người ấy đo năm trăm thước nữa rồi dẫn tôi đi qua nước : nước ngập đến đầu gối. Người ấy lại đo năm trăm thước nữa rồi dẫn tôi đi qua nước : nước ngập đến ngang lưng. 5 Người ấy còn đo năm trăm thước nữa : đó là một con sông, tôi không thể đi qua được vì nước đã dâng cao, khiến không thể đi qua mà chỉ bơi mới được thôi. 6 Người ấy bảo tôi : “Ngươi có thấy không, hỡi con người ?” Rồi người ấy dẫn tôi trở lại bờ sông. 7 Khi tôi trở lại, thì này : có rất nhiều cây cối ở hai bên bờ sông. 8 Người ấy bảo tôi : “Nước này chảy về miền đất phía đông, xuống vùng A-ra-ba, rồi đổ ra biển Chết và làm cho nước biển hoá lành. 9 Sông chảy đến đâu thì mọi sinh vật lúc nhúc ở đó sẽ được sống. Sẽ có rất nhiều cá, vì nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành ; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống. 10 Sẽ có nhiều ngư phủ sinh sống ở trên bờ. Từ Ên Ghe-đi cho tới Ên Éc-la-gim sẽ toàn là bãi phơi lưới. Cá ở đây cũng nhiều và đủ loại như cá ở Biển Lớn. 11 Nhưng đầm lầy của nó sẽ không hoá ra lành mà chỉ dùng để lấy muối. 12 Trên hai bờ sông sẽ mọc lên mọi giống cây ăn trái, lá không bao giờ tàn, trái không bao giờ hết : mỗi tháng các cây đó sẽ sinh trái mới nhờ có nước chảy ra từ thánh điện. Trái dùng làm lương thực còn lá để làm thuốc.”(Exechien 47:1-12)
Như vậy : E-den và con sông chảy ra từ đó, cũng chính là con sông chảy ra từ ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con, vì ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con cũng là đền thờ của thành Giê-ru-sa-lem thiêng liêng.
Trở về sách Sáng-thế, mục đích của Thiên-Chúa : là loài người được sống đời đời trong E-den có nghĩa là họ sẽ được sống đời đời bên Chúa. Thân thể họ là ngai Chúa ngự, là đền thờ của Ngài; vì Ngài chính là trung tâm của mọi sự thờ phượng – và vì chính Ngài là đền thờ - chính Ngài là bàn thờ. Như vậy, nơi nào có Chúa hiện diện, nơi đó trở nên đền thờ, bàn thờ của Ngài; và cũng từ nơi Ngài - nơi bàn thờ Ngài có sông nước sự sống chảy ra như sách Khải huyền và sách ngôn-sứ (tiên-tri) Exechien mô tả. Sông nước sự sống đó sẽ chảy khắp bốn phương tượng trưng cho khắp đất  (Kh 7); vì khắp nơi đều có người ở, và trong lòng mọi người đều là đền thờ của Ngài.
Sông nước sự sống đó chính là thần khí sự sống phát xuất bởi Thiên Chúa. Tin mừng Gioan (Giăng) và các trích đoạn khác trình bày ý nghĩa thuộc linh đó như sau : 14 nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.” (Gioan, Giăng 4:14)
Gioan(Giăng) 7:37  37 - 38 Hôm ấy là ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày long trọng nhất. Đức Giê-su đứng trong Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng : “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống ! Như Kinh Thánh đã nói : Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” 39 Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh.
Gie-re-mi 2:13   13 Dân ta đã làm hai điều ác: Chúng nó đã lìa bỏ ta, là nguồn nước sống, mà tự đào lấy hồ, thật, hồ nứt ra, không chứa nước được.
Gie-re-mi 17:13   13 Hỡi Đức Giê-hô-va, là sự trông cậy của Y-sơ-ra-ên, những kẻ nào bỏ Ngài đều sẽ bị xấu hổ! Những kẻ lìa khỏi ta sẽ bị ghi trên đất, vì họ đã bỏ suối nước sống, tức là Đức Giê-hô-va.
Xachari 14:8   8 Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có.
Gioan(Giăng) 4:10   10 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Đức Chúa Trời, và biết người nói: “Hãy cho ta uống” là ai, thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống.
Gioan(Giăng) 4:11   11 Người đàn bà thưa: Hỡi Chúa, Chúa không có gì mà múc, và giếng thì sâu, vậy bởi đâu có nước sống ấy?
Kh 7:17   17 Vì Chiên Con ở giữa ngôi sẽ chăn giữ và đưa chúng đến những suối nước sống; Đức Chúa Trời sẽ lau hết nước mắt nơi mắt chúng.

             Kính trong Chúa Giê-su

             Lê văn Bình




[1] Kinh Thánh Giải Nghĩa Kinh Thánh
[2] Nguyên tắc lãnh đạo (I Cor 11:3. Tv 48:15. Gie 23:4. Eph 1:22)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét