Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

MẦU NHIỆM TRONG TRÌNH THUẬT SÁNG THẾ

Mở đầu
Trong mỗi hệ thống giải kinh luôn đưa ra phương pháp riêng để quan sát, tìm hiểu ý Đức Chúa Trời qua mạc khải, dẫn đến khá nhiều chi tiết cần được xem xét khách quan. Riêng nội dung các chương I,II và III sách Sáng thế; để giải nghĩa, có hệ thống luôn theo mặt chữ, hoặc so sánh đối chiếu cấu trúc liên hệ giữa các ngày sáng tạo, hệ thống khác lại vừa theo nghĩa đen và hình bóng về phục hồi[1].

Thực tế, chương một sách Sáng thế nội dung đã được mạc khải trong cả kinh thánh, trong đó; nổi bật nhất trình bày về sáng tạo và sự phục hồi dưới hình thức dự phóng. Do đó, nếu Không phân biệt ranh giới giữa hai nội dung này; dễ dẫn đến luận lý thần học: ngày thứ bảy Sabat là sự sáng tạo cũ; còn sự sáng tạo mới là ngày thứ nhất (?)[2] – hoặc xem nội dung này chỉ thuần túy trình bày vũ trụ được sáng tạo từ hư vô[3]; khác hơn, không chú trọng mấy vì trình thuật này nghịch lại với quy luật khoa học[4].
Chúng ta biết không phải ngẫu nhiên mà kinh thánh được mạc khải cho “con người”, nhưng vì sự chết đã xâm nhập trần gian làm đảo lộn kế hoạch của Đức Chúa Trời; một trong những nội dung của mạc khải cho thấy, thay vì Đức Chúa Trời, “nghỉ ngơi không làm gì thêm” sau khi công việc sáng tạo đã hoàn tất, thì sau đó Ngài lại phải “làm việc” để phục hồi con người (St 2:2-3; Xh 31:17; Esai 62:1-6; Giăng 5:17). Đúng vậy, vì “trời đất” liên đới với “Adam cá thể” vẫn chưa kết thúc, muôn vật vẫn chưa đổi mới, mặc nhiên các giáo huấn có tánh chất dự phóng vẫn còn giá trị, dẫu cho sự cứu chuộc về phía Đức Chúa Trời đã hoàn tất (Mt 5:17-18; 19:28; Cv 3:21; Giăng 19:30). Do đó, trong trình thuật Sáng thế nội dung không hoàn toàn theo nghĩa mặt chữ về sáng tạo mà đa phần chứa đựng những hình ảnh hàm ý nói về sự phục hồi. Bởi quyền quản trị được ấn định có giá trị vĩnh viễn cho Adan cá thể và Adam tập thể; như thế, Đức Chúa Trời sẽ không thay thế để giải thích cặn kẽ về sự sáng tạo ngoài những gì cần thiết cho sự sống của con người được trình bày theo lối phúng dụ[5] (Rm 11:29). Vì vậy, các chương đầu kinh thánh nói về sáng tạo sẽ luôn được cân nhắc để có sự hòa hợp với cả nội dung của mạc khải[6].
Trong bài này chúng tôi quan sát và giải nghĩa các chương I, II, III sách Sáng thế theo luận điểm: Sáng tạo duy nhất hoàn tất và sự phục hồi. Luận điểm này được trình bày theo hai phương diện: mặt chữ về sáng tạo và sự phục hồi hay cứu chuộc theo hình thức dự phóng. Sau đây là chi tiết luận điểm nêu trên.

A.      SÁNG TẠO
Theo kế hoạch ban sự sống đã được trù liệu từ đời đời, Đức Chúa Trời phán một lời mọi vật được tạo thành một cách rất tốt đẹp. Tốt đẹp đến nỗi chẳng có gì để thêm cũng chẳng có gì để bớt[7].
Cũng trong kế hoạch này, thọ tạo loài người không những được thiết định để sống đời đời trên đất bởi được sáng tạo giống hình ảnh Đức Chúa Trời mà còn được ban cho quyền quản trị mọi loài hữu hình trên trời dưới đất. Với những yếu tố thiết yếu nêu trên, các trích đoạn thánh kinh sau đây luôn được hiểu theo nghĩa mặt chữ (Kh 4:11; 5:1-10; Tr 3:14; Tit 1:2).
St 1:1     1 Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.
St 1:26-28  26 Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên (to make)loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất.  27 Đức Chúa Trời dựng nên (to create) loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. 28 Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.
St 1:31   31 Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai;      ấy là ngày thứ sáu.
St 2:4a   4b Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên[8].(B/d truyền thống).
Câu 4a trong St 2:4ab là kết luận sau cùng về công trình sáng tạo hay dựng nên.
                                                                                                                                                                                                               

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SÁNG TẠO VÀ DỰ PHÓNG VỀ PHỤC HỒI (Cứu chuộc)

1.       Đức Chúa Trời phán
Đức Chúa Trời phán một lời là mọi tạo vật được tạo thành (Ca 3:37; Tv 33:6; 147:18;Mt 8:8; lu 7:7; Kh 4:11 B/d Công giáo) và đó là nguyên tắc đồng thời là sự xác tín về một Đấng toàn năng siêu việt. Dẫu vậy, trong cách sáng tạo vạn vật Đức Chúa Trời vẫn tự do thực hiện mọi sự theo ý riêng của Ngài. Và chúng ta vẫn luôn phải nhìn nhận về thực tế sáng tạo đó khi được khám phá bởi quyền quản trị. Một điểm quan trọng không sai trật luôn phải xác tín: khi kết thúc công trình sáng tạo mọi vật rất tốt đẹp.
Đối với sự cứu chuộc thì sự rất tốt đẹp ngay sau sáng tạo là sự dự phóng; bởi sau câu số một, trong chương một sách Sáng thế (St 1:1) là một quá trình sanh sản thực vật,động vật từ đất và nước. Đất sanh sản cây cỏ; cỏ có hột theo loại, cây có hột cũng tùy theo loại; nước sanh sản các loài cá… đây là quá trình sanh sản gián tiếp bởi lời phán Đức Chúa Trời. Riêng loài người về phương diện phục hồi được ưu ái hơn, bởi do chính tay Ngài nặn nên (E-sai 64:8; 45:9; Rm 9:20-21; Gie 18:6). Câu số 19 trong đoạn hai sách Sáng thế các vật trên đất và trên trời cũng bởi Đức Chúa Trời nặn nên? (Đây là nguyên tắc lãnh đạo; ngoài ra, về nghĩa đen nội dung câu này có thể hiểu mọi vật được Đức Chúa Trời nặn ra đó là hình bóng chỉ về những người được cứu và được đặt tên bởi Adam mới là Đức Chúa Giê-su).

2.       Adam
Adam có nghĩa là “con người”; đối với sự sáng tạo danh này là tên riêng của cá nhân Adam, con người cá thể; nhưng đối với sự phục hồi thì danh này được dùng để chỉ về nhân loại sau Adam, Adam con người tập thể[9]. Lưu ý trong kinh thánh không viết: “Adam con người cá thể” hay “Adam con người tập thể” mà do phân định của người đọc về danh từ Adam khi đối chiếu so sánh giữa hai phương diện phục hồi và sáng tạo. Với ý-chỉ về Adam con người tập thể được phục hồi, danh này được nhắc đến trong kinh thánh 500 lần.[10] Adam con người cá thể và adam con người tập thể; được kinh thánh nêu lên trong hai câu 26 và 27 đoạn một; câu 26 chỉ về sự phục hồi, câu này có liên hệ trực tiếp với St 2:7; còn câu 27 chỉ về sáng tạo trực tiếp.
Adam về nghĩa đen có hai quan điểm cần lưu ý; bởi có hệ thống thần học cho rằng danh từ này chỉ về sự hiện hữu của  nhiều “con người” ngay khi sáng tạo; cũng có hệ thống cho rằng trước khi cá nhân Adam là sinh vật duy nhất được sáng tạo, nhiều sinh vật khác có “linh hồn” đã được sáng tạo rồi[11]. Cả hai hệ thống này không được bàn đến trong bài này vì đã không chỉ ra được sự hòa hợp trong cả kinh thánh.

3.       Giống hình ảnh Đức Chúa Trời
Adam ngay khi được dựng nên, con người toàn diện ông với các phẩm chất riêng biệt hoàn toàn không có bất cứ sai trật nào. Cho nên về phương diện sáng tạo Adam con người cá thể, thánh kinh xác nhận, ông được dựng nên “Giống hình ảnh Đức Chúa Trời” (Co 3:1-10; Eph 4:17-24)[12]. Các phẩm chất được ban cho Adam, cùng môi trường rất tốt đẹp là nhằm mục đích để ông được quản trị và sống đời đời; tất cả sự ban cho đó đều bởi ân điển mà không phải tự nơi Adam (St 1:31; Eph 2:8-10). Tuy nhiên với các phẩm chất bởi ân điển cần thiết và đủ ban đầu đó ông vẫn cần phải nhận biết Đức Chúa Trời và tiếp nhận để Ngài cư ngụ trong tâm hồn hầu duy trì tình trạng ban cho không: “Giống hình ảnh Đức Chúa Trời”; đồng thời qua đó được sống đời đời theo như kế hoạch cũng bởi Đức Chúa Trời.

Cũng vậy, con người sau Adam, Đức Chúa Trời phục hồi hay cứu chuộc để trở nên giống hình ảnh Ngài, việc này được hình bóng trong sáu ngày sáng tạo (Giăng 1:12-13; 3:5-6; Tit 3:5-7)[13]; tiến trình phục hồi này được hình bóng thứ tự từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ sáu dưới các hình ảnh trong tự nhiên từ hệ sinh vật cấp thấp; thực vật: cỏ - cây; cho đến động vật cấp cao: cá - chim trời, thú vật trên đất và sau cùng là con người. Sau khi được phục hồi con người vẫn phải ở lại trong tình thương của Đức Chúa Trời hay nói cách khác luôn đi trong đường lối ngài; nếu không hình ảnh được phục hồi đó cũng sẽ dần mất đi sự công bình cần thiết (Rm 3:10,23; Eph 4:17-24; Co 1:1-10; Giăng 15:9-10; Giu-đe 1:21). Lưu ý sự phục hồi này chỉ ở phần tâm hồn còn thân thể vẫn chưa hoàn toàn được phục hồi (Rm 1:28-32; 8:20-24)[14].
Cả Adam con người cá thể và Adam con người  tập thể dẫu được sáng tạo hay phục hồi không có gì để thêm hoặc để bớt họ vẫn chỉ là thọ tạo và hình bóng về giới hạn đó là buổi chiều và buổi mai, hoặc con số sáu kể cả 666. Như vậy, cả hai cần tiếp nhận Đấng trọn lành là Đức Chúa Trời được hình bóng bởi con số bảy, hay thứ bảy sa-bat không có buổi chiều và buổi mai.

4.       Nắn nên, làm nên và sáng tạo hay dựng nên[15]
Phân biệt giữa nắn nên, làm nên và sáng tạo hay dựng nên. Nắn nên hay làm nên nghĩa là dùng một vật liệu có sẵn để chế tác thành một vật dụng khác; nói cách khác, khai thác nguyên liệu có sẵn để chế biến thành nhiên liệu. Ngược lại sáng tạo hay dựng nên là bởi lời phán mà mọi vật hiện hữu.
Trong sách Sáng thế về mặt chữ có hai hình thức nói về sáng tạo: trực tiếp, và gián tiếp; sáng tạo trực tiếp: ban đầu sáng tạo bởi lời phán mọi vật hiện hữu (?) và gián tiếp, hình thức các thực vật động vật được sanh sản từ đất và nước.
Nhưng trong bài này chúng ta quan sát và giải nghĩa về sáng thế ký đoạn một theo luận điểm: sự sáng tạo chỉ một lần duy nhất rất tốt đẹp và sau đó là sự phục hồi; cả hai, đều được mô tả trong các chương đầu sáng thế. Như vậy, hình ảnh: đất,nước … là các tạo vật hữu hình cụ thể đã được sáng tạo rất tốt đẹp rồi, nay được kinh thánh dùng thuần túy làm hình bóng chỉ về con người và các thế lực khác chống nghịch Đức Chúa Trời mà thôi! cũng như, Đức Chúa Trời ra lệnh cho “đất” sanh cây cỏ, nước sanh các vật sống cho nhiều … hình thức này được giải nghĩa theo phương diện phục hồi mà không phải sáng tạo.

5.       Quản trị
Quản trị xét theo phương diện thuộc linh Adam phải luôn đi theo đường lối Đức Chúa Trời (biểu tượng bởi cây sự sống) để quản trị lòng mình, sau đó dẫn đến quản trị các loài thọ tạo khác được Đức Chúa Trời ấn định.
Việc quản trị ở đây được hình bóng bởi việc canh tác trong khu vườn do Đức Chúa Trời thiết lập trong Eden. Vườn đó chính là tấm lòng của Adam ban đầu được sáng tạo, còn hạt giống ở đây chính là lời Đức Chúa Trời. Ngoài ra, quản trị về tự nhiên bao gồm các tạo vật hữu hình khác; ý nghĩa quản trị được sáng tỏ khi Adam biết vâng phục sự cảm thúc bởi Thần Đức Chúa Trời để khảo sát, lập kế hoạch và khai thác; bằng không mọi tạo vật hữu hình được Đức Chúa Trời trao cho Adam và “con người” sau ông sẽ bị hủy hoại.
Một vấn đề quan trọng khác nữa liên quan, đó là khi Đức Chúa Trời đã trao cho con người quản trị mọi tạo vật hữu hình thì Ngài không thay đổi ngay cả khi con người không vâng phục Ngài (St 1:28; 2:19; Rm 11:29); điều này dẫn đến hệ luận: Đức Chúa Trời sẽ không làm thay khi cho rằng nội dung trong chương một Sáng thế luôn hiểu theo mặt chữ.
Sau cùng, cảnh vườn được sáng tạo trong lòng Adam lúc ban đầu thế nào thì khi “con người” được phục hồi, được cứu chuộc cũng sẽ được thiết lập trở lại như vậy, tất nhiên “con người” sau khi được phục hồi vẫn phải cậy nhờ Đức Chúa Trời để ra sức canh tác thửa vườn tức là quản trị tấm lòng hầu luôn đi theo đường lối tốt nhất Đức Chúa Trời đã ấn định (Đọc thêm về quản trị trong Kh 5:1-10).

6.       “Tốt lành” và “rất tốt lành”
“Rất tốt lành” trong sáng tạo nơi mọi tạo vật hữu hình trên trời dưới đất luôn được hiểu theo bản tánh công bình và thánh khiết của Đức Chúa Trời. Riêng sự “rất tốt lành” nơi con người toàn diện Adam còn hàm ý ông được dựng nên giống hình ảnh Đức Chúa Trời.
Căn cứ theo mục đích của Đức Chúa Trời; việc “Rất tốt lành” diễn ra ngay lập tức ban đầu sáng tạo riêng nơi cá nhân Adam bởi được ban cho mà không nhất thiết phải nương theo thời gian. Luận điểm này nơi Adam con người cá thể hoàn toàn khác với sự phục hồi Adam con người tập thể (Tit 1:2; Kh 5:9-10; Rm 5:12,19).
Một khía cạnh cần quan tâm trong giải kinh, như phần mở đầu đã nói, nội dung Sáng thế chương một không hoàn toàn theo nghĩa mặt chữ về sáng tạo mà đa phần là các hình ảnh hàm chứa hình bóng có tánh chất dự phóng về sự phục hồi. Là dự phóng! đúng vậy, vì trong hai ngày “sáng tạo” chỉ có ánh sáng được công bố là tốt lành còn lại các tạo vật khác như nước, bóng tối, buổi chiều, và buổi mai, nước ở trên, nước bên dưới và khí quyển hoàn toàn không được thánh kinh chỉ phẩm định. Một luận điểm khác, cho rằng trước khi Adam xuất hiện đã có các tạo vật được sáng tạo, song chúng phản loạn và bị Đức Chúa Trời trừng trị dẫn đến hậu quả trái đất trống không và bóng tối bao trùm; thế nên Đức Chúa Trời phải hành động để phục hồi.[16] Như vậy, mặc nhiên theo hệ thống giải kinh này nhìn nhận Sáng thế chương một là tiến trình phục hồi. Nhưng một mâu thuẫn đặt ra: tại sao Sabat thứ bảy lại được giải nghĩa như là một hình thức tiêu biểu cho sự sáng tạo cũ và không có giá trị sau khi cứu chuộc; khi mà trời đất liên đới với Adam con người cá thể chưa qua đi???

7.       St 2:2-3  1 Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. 2 Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm.
Sách  Xuất hành cũng cùng nội dung: “17 Ấy là một dấu đời đời cho ta cùng dân Y-sơ-ra-ên, vì Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời và đất trong sáu ngày, qua ngày thứ bảy Ngài nghỉ và lấy sức lại.”(Xh 31:17).
Nếu luôn hiểu theo nghĩa mặt chữ sẽ cho rằng thánh kinh mâu thuẫn bởi: “17 … Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy.” (Giăng 5:17; Esai 62:1-6). Nhưng nếu phân biệt giữa sáng tạo và phục hồi sẽ dẫn đến cách giải kinh khác có sự hòa hợp hơn nhất là các hình ảnh trong Sáng thế.
Để giải nghĩa St 2:2-3, chúng ta chọn quan điểm mọi thọ tạo ban đầu sáng thế được Đức Chúa Trời sáng tạo bởi lời Ngài phán đã rất tốt lành; nghĩa là không có gì để thêm cũng như chẳng có gì để bớt (Tr 3:14). Như vậy, việc Đức Chúa Trời “nghỉ ngơi” sẽ luôn được hiểu theo mặt chữ nhưng không theo cách như loài người do lao động mệt mỏi, mà “nghỉ ngơi” trong trong St 2:2-3 nghĩa là Đức Chúa Trời vào ngày thứ bảy (không có buổi chiều và buổi mai) Ngài chấm dứt mọi công việc liên quan đến sáng tạo bởi công trình đó hoàn hảo đến mức không có gì cần phải bổ sung hoặc chỉnh sửa.[17]
·         Về sự “yên nghỉ” và con số bảy.
Vấn đề phát sinh bởi công trình sáng tạo rất tốt lành ban đầu đã bị hư hoại do Adam và con người sau ông đã không quản trị theo đúng đường lối Đức Chúa Trời ngay trong tâm hồn dẫn đến ảnh hưởng cả trong tự nhiên. Cho nên Đức Chúa Trời lại phải làm việc để phục hồi hay còn gọi là cứu chuộc (Giăng 5:17; Esai 62:1-6); trong việc phục hồi, hay cứu chuộc đó, thánh kinh bằng văn tự là giáo huấn được mạc khải, một trong những nội dung được mạc khải đó là trình thuật sáng thế. Trong trình thuật này nhiều hình ảnh tự nhiên được sử dụng để hình bóng xa gần về ý nghĩa của sáu ngày sáng tạo và ngày thứ bảy. Sở dĩ như vậy, do con số “sáu ngày sáng tạo” là hình bóng chỉ về sự giới hạn của thọ tạo mặc dầu được sáng tạo trong tình trạng “rất tốt đẹp”; chúng ta thấy sau mỗi ngày sáng tạo thánh kinh luôn nhắc đến “có buổi chiều và buổi mai”? (1 Sử-ký 20:6; Ða-ni-ên 3:1; Khải huyền 13:18).
Nhưng khác với “những sáu ngày” luôn có buổi chiều và buổi mai nay chỉ riêng có một ngày gọi là ngày thứ bảy thánh kinh hoàn toàn không nhắc đến “buổi chiều và buổi mai”, một sự cố ý để làm hình bóng về Đức Chúa Trời là Đấng hoàn toàn.  Ngoài ra con số bảy cũng như ngày thứ bảy, đặc biệt được thánh kinh nhắc đến trong nhiều sự kiện sau: Ðức Chúa Trời bảo dân Y-sơ-ra-ên đi xung quanh thành Giê-ri-cô trong bảy ngày liên tục và bảy lần vào ngày thứ bảy (Giô-suê 6:15). Trong Kinh Thánh cũng có nhiều ví dụ khác tương tự sử dụng số bảy (Lê-vi Ký 4:6; 25:8; 26:18; Thi-thiên 119:164; Khải huyền 1:20; 13:1; 17:10). Khi khuyên Phi-e-rơ phải tha thứ cho anh em mình “không phải đến bảy lần, mà đến bảy mươi bảy lần”, Chúa Giê-su lặp lại số “bảy” để ám chỉ sự “không có giới hạn” Ma-thi-ơ 18:21, 22.[18]

Về sự nghỉ ngơi hay Sa-bat mỗi thứ bảy. Khi nào kết thúc công trình phục hồi, muôn vật được đổi mới, mọi kẻ chống nghịch Đức Chúa Trời sẽ phải quỳ phục dưới chân Ngài thì cũng là lúc Đức Chúa Trời cư ngụ trong lòng mỗi con người, và con người cũng ở trong Đức Chúa Trời. Đây chính là hình thức yên nghỉ đời đời mà tiến trình sáu ngày sáng tạo dẫn đến sự yên nghỉ vào thứ bảy đã hình bóng sẽ không còn được nhắc đến nữa (Mt 5:17-18; 19:28; He 2:8; Cv 3:21; co 2:16, lưu ý nhóm từ trong Colose2:16 “sẽ tới”).

8.       Eden và vườn ở Eden về hướng đông với hai cây[19]
Về phương diện chỉ một lần sáng tạo duy nhất được trình bày trong sáng thế ký đoạn một thì một Eden thuần túy trên đất là hiển nhiên bởi mọi vật được sáng tạo rất tốt lành; nhưng đồng thời cũng có một Eden trong lòng cá nhân Adam bởi ông được dựng nên “Giống hình ảnh Đức Chúa Trời”.
Một cảnh vườn được thiết lập tại Eden ở hướng đông là hướng tiêu biểu cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Ose 13:15; Esai 27:8), nó mang hai ý nghĩa vừa cụ thể vừa thiêng liêng; về cụ thể, tất nhiên theo kế hoạch sự sống được hoạch định từ đời đời sẽ phải có một nơi ban đầu được sáng tạo để Adam cư ngụ sanh hoạt, đồng thời cũng là một nơi mà vùng địa lý đó luôn ứng nghiệm với các lời tiên tri về Ngôi lời nhập thể và cũng như ứng nghiệm những lời tiên tri về ngày sau cùng của của hệ thống bất toàn từ Adam cho đến nay; về thiêng liêng, như vừa trình bày về ý nghĩa của nhóm chữ “Giống hình ảnh Đức Chúa Trời” cho thấy Đức Chúa Trời đã sắm sẵn một tấm lòng không sai trật, đó là hình ảnh của việc thiết lập thửa vườn ở hướng đông; trong đó, Đức Chúa Trời ấn định hai con đường được biểu tượng bởi hình ảnh hai cây: cây sự sống và cây cho biết điều thiện ác, để Adam một ngôi vị có tự do chọn lựa sau khi nhận biết và tiếp nhận Đức Chúa Trời canh tác (quản trị). Kinh thánh cho biết một nguyên tắc, và là tín điều như sau: nơi đâu có Chúa hiện diện nơi đó là đền thờ Ngài, vì Ngài chính là đền thờ (Giăng 2:19-20. Kh 21:22). Như vậy, khi A-dam chưa phạm tội bất tuân; ông là con của Thiên-Chúa, trong ông có Thiên-Chúa ngự trị, Eden chính là biểu tượng cho điều đó (I-sai-a 60:21; Thi 72:19).
“Cây sự sống” chính là Đức Chúa Trời hay giáo huấn của Ngài – Cây “cho biết điều thiện ác” là tri thức riêng của loài người khi không cần đến Đức Chúa Trời. Cần biết rằng không có một tạo vật thần linh nào nhận được quyền ban cho loài người sự sống đời đời huống hồ “cây sự sống” là một thọ tạo cấp thấp! Hơn nữa, quyền ban sự sống là bản tánh đặc biệt là thuộc tánh riêng biệt vinh hiển của Đức Chúa Trời, Ngài không thể chia sẻ cho bất kỳ thọ tạo nào ngoài trừ Con một của Ngài (I Co 15:45).

9.       Con sông từ Eden có bốn nhánh[20]
St 2:10-14 10 Một con sông từ Ê-đen chảy ra đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả. 11 Tên ngả thứ nhứt là Bi-sôn; ngả đó chảy quanh xứ Ha-vi-la, là nơi có vàng. 12 Vàng xứ nầy rất cao; đó lại có nhũ hương và bích ngọc. 13 Tên sông thứ nhì là Ghi-hôn, chảy quanh xứ Cu-sơ. 14 Tên sông thứ ba là Hi-đê-ke, chảy về phía đông bờ cõi A-si-ri. Còn sông thứ tư là sông Ơ-phơ-rát.
·         Con sông chảy ra từ Eden.
Khi lịch sử của loài người liên quan tới Adam kết thúc kinh thánh viết như sau: “‘“1 Rồi thiên thần chỉ cho tôi thấy một con sông có nước trường sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên. 2 Ở giữa quảng trường của thành, giữa hai nhánh sông, có cây Sự Sống sinh trái mười hai lần, mỗi tháng một lần; lá cây dùng làm thuốc chữa lành các dân. 3 Sẽ không còn lời nguyền rủa nào nữa. Ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên sẽ đặt trong thành, và các tôi tớ Người sẽ thờ phượng Người. 4 Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. 5 Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.”(Kh 22:1-5)
Đối chiếu với sách tiên tri E-xe-chi-en :
1 Người ấy dẫn tôi trở lại phía cửa Đền Thờ, và này : có nước vọt ra từ dưới ngưỡng cửa Đền Thờ và chảy về phía đông, vì mặt tiền Đền Thờ quay về phía đông. Nước từ phía dưới bên phải Đền Thờ chảy xuống phía nam bàn thờ. 2 Người ấy đưa tôi ra theo lối cổng bắc và dẫn tôi đi vòng quanh theo lối bên ngoài, đến cổng ngoài quay mặt về phía đông, và này : nước từ phía bên phải chảy ra. 3 Người ấy đi ra phía đông, tay cầm dây đo, đo năm trăm thước rồi dẫn tôi đi qua nước : nước ngập đến mắt cá chân. 4 Người ấy đo năm trăm thước nữa rồi dẫn tôi đi qua nước: nước ngập đến đầu gối. Người ấy lại đo năm trăm thước nữa rồi dẫn tôi đi qua nước : nước ngập đến ngang lưng. 5 Người ấy còn đo năm trăm thước nữa: đó là một con sông, tôi không thể đi qua được vì nước đã dâng cao, khiến không thể đi qua mà chỉ bơi mới được thôi. 6 Người ấy bảo tôi: “Ngươi có thấy không, hỡi con người ?” Rồi người ấy dẫn tôi trở lại bờ sông. 7 Khi tôi trở lại, thì này: có rất nhiều cây cối ở hai bên bờ sông. 8 Người ấy bảo tôi: “Nước này chảy về miền đất phía đông, xuống vùng A-ra-ba, rồi đổ ra biển Chết và làm cho nước biển hoá lành. 9 Sông chảy đến đâu thì mọi sinh vật lúc nhúc ở đó sẽ được sống. Sẽ có rất nhiều cá, vì nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống. 10 Sẽ có nhiều ngư phủ sinh sống ở trên bờ. Từ Ên Ghe-đi cho tới Ên Éc-la-gim sẽ toàn là bãi phơi lưới. Cá ở đây cũng nhiều và đủ loại như cá ở Biển Lớn. 11 Nhưng đầm lầy của nó sẽ không hoá ra lành mà chỉ dùng để lấy muối. 12 Trên hai bờ sông sẽ mọc lên mọi giống cây ăn trái, lá không bao giờ tàn, trái không bao giờ hết: mỗi tháng các cây đó sẽ sinh trái mới nhờ có nước chảy ra từ thánh điện. Trái dùng làm lương thực còn lá để làm thuốc.”(Exechien 47:1-12)
Như vậy, E-den và con sông chảy ra từ đó, cũng chính là con sông chảy ra từ ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con, vì ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con chính là đền thờ của thành Giê-ru-sa-lem thiêng liêng.
Trở về sách Sáng-thế, mục đích của Thiên-Chúa là loài người được sống đời đời trong E-den, có nghĩa là họ sẽ được sống đời đời bên Chúa. Thân thể họ là ngai Chúa ngự, là đền thờ của Ngài, vì Ngài chính là trung tâm của mọi sự thờ phượng và chính Ngài là đền thờ - chính Ngài là bàn thờ (Kh 21:22-23). Như vậy, nơi nào có Chúa hiện diện, nơi đó trở nên đền thờ, bàn thờ của Ngài; và cũng từ nơi Ngài - nơi bàn thờ Ngài có sông nước sự sống chảy ra như sách Khải huyền và sách ngôn-sứ (tiên-tri) Exechien mô tả. Sông nước sự sống đó sẽ chảy khắp bốn phương tượng trưng cho khắp đất (Thi 22:27; Exe 37:21; Mac 1:45; Kh 7:1-2; 20:8), vì khắp nơi đều có người ở, và trong lòng mọi người đều là đền thờ của Ngài.
Cách khác, Sông nước sự sống chính là thần khí sự sống phát xuất bởi Thiên Chúa. Tin mừng Gioan (Giăng) và các trích đoạn khác trình bày ý nghĩa thuộc linh đó như sau: 14 nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.” (Gioan, Giăng 4:14)
Gioan(Giăng) 7:37  37 - 38 Hôm ấy là ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày long trọng nhất. Đức Giê-su đứng trong Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng : “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống ! Như Kinh Thánh đã nói : Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” 39 Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh.
Gie-re-mi 2:13   13 Dân ta đã làm hai điều ác: Chúng nó đã lìa bỏ ta, là nguồn nước sống, mà tự đào lấy hồ, thật, hồ nứt ra, không chứa nước được.
Gie-re-mi 17:13   13 Hỡi Đức Giê-hô-va, là sự trông cậy của Y-sơ-ra-ên, những kẻ nào bỏ Ngài đều sẽ bị xấu hổ! Những kẻ lìa khỏi ta sẽ bị ghi trên đất, vì họ đã bỏ suối nước sống, tức là Đức Giê-hô-va.
Xachari 14:8   8 Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có.
Gioan (Giăng) 4:10   10 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Đức Chúa Trời, và biết người nói: “Hãy cho ta uống” là ai, thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống.  11 Người đàn bà thưa: Hỡi Chúa, Chúa không có gì mà múc, và giếng thì sâu, vậy bởi đâu có nước sống ấy?
Kh 7:17   17 Vì Chiên Con ở giữa ngôi sẽ chăn giữ và đưa chúng đến những suối nước sống; Đức Chúa Trời sẽ lau hết nước mắt nơi mắt chúng.
·         10 Một con sông từ Ê-đen chảy ra đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả.
Số một (01) chỉ về Đức Chúa Trời, số bốn (04) chỉ về con người. Dân Chúng di chuyển trong sa mạc đến đất hứa, khi đóng trại luôn theo một trật tự nhất định: chính giữa là đền tạm và chung quang bốn phía là các chi phái – trong trời mới đất mới thành cũng có bốn hướng mỗi hướng có ba cửa v.v…
Dan 2:34   34 Dân Y-sơ-ra-ên y theo mọi điều Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se, bèn đóng trại tùy theo ngọn cờ mình, và mỗi người ra đi tùy theo họ hàng và tông tộc mình.
Dan 3:23   23 Các họ hàng của Ghẹt-sôn đóng trại về phía tây, sau đền tạm… 29 Các họ hàng của con cháu Kê-hát đóng trại bên hông đền tạm về phía nam …  35 Quan trưởng của tông tộc Mê-ra-ri là Xu-ri-ên, con trai của A-bi-hai. Con cháu Mê-ra-ri đóng trại bên hông đền tạm về phía bắc, …   38 Những người đóng trại trước đền tạm về phía đông, tức trước hội  mạc về phía mặt trời mọc, là Môi-se, A-rôn và các con trai người, có chức phận săn sóc nơi thánh thế cho dân Y-sơ-ra-ên. Người ngoại đến gần sẽ bị xử tử.
Khải 21:9-14  9 Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. 10 Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, 11 rực rỡ vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự chói sáng của thành ấy giống như của một viên bửu thạch, như bích ngọc sáng suốt. 12 Thành có một bức tường cao lớn, với mười hai cửa, trên những cửa có mười hai vị thiên sứ, cùng những danh đề, là danh mười hai chi phái của con cháu Y-sơ-ra-ên: 13 Phía đông có ba cửa; phía bắc có ba cửa; phía nam có ba cửa; phía tây có ba cửa. 14 Còn tường của thành có mười hai cái nền, tại trên có đề mười hai danh là danh mười hai sứ đồ của Chiên Con.
ü  11 Tên ngả thứ nhứt là Bi-sôn; ngả đó chảy quanh xứ Ha-vi-la, là nơi có vàng. 12 Vàng xứ nầy rất cao; đó lại có nhũ hương và bích ngọc.
Bi-sôn có nghĩa là miễn phí, cho không. Con sông này chảy đến Ha-vi-la; Ha-vi-la nghĩa là làm cho lớn lên.
E-sai 55:1-12   1 Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá. 2 Sao các ngươi trả tiền để mua đồ không phải là bánh? Sao các ngươi đem công lao mình đổi lấy vật chẳng làm cho no? Hãy chăm chỉ nghe ta, hãy ăn của ngon, và cho linh hồn các ngươi vui thích trong của béo. 3 Hãy nghiêng tai, và đến cùng ta; hãy nghe ta, thì linh hồn các ngươi được sống. (S/s Exe 47:9,12; Kh 22:1-2)
Vàng ở xứ này rất cao. Vàng tiêu biểu cho tính chất công bình, thánh khiết thần thượng, bản tánh Đức Chúa Trời (II Phi-e-rơ 1:4). Trong I Cor 3 cảnh báo về việc xây dựng thuộc linh hình bóng nơi các vật liệu: vàng, bạc, gỗ, cỏ khô, rơn rạ…  tốt nhất tiêu biểu cho việc xây dựng hội thánh được mô tả trong sách Khải huyền chương I:20.
Nhũ hương tiêu biểu cho đời sống là của lễ dâng lên Đức Chúa Trời (Xh 30:34; Thi 141:2; Mt 2:10; Kh 5:8; 8:3-4)
Bích ngọc hay đá ngọc là vật liệu tiêu biểu cho “con người” (Ca thương 4:1-2; Mt 13:45-46; I Phi 2:5; Kh 21:18)
ü  13 Tên sông thứ nhì là Ghi-hôn, chảy quanh xứ Cu-sơ.
Ghi-hôn nghĩa là đầy đủ, tràn đầy (Giăng 4:14; 7:38). Sông này chảy đến Cút, Cút theo tiếng Hebrew cổ là tên của Ê-thi-ô-bi-a có nghĩa là gương mặt đen, tiêu biểu cho bản chất hung ác (Gie 13:23; Rm 7:17). Nhưng sự tuôn chảy không cùng của con sông sẽ làm cho biến đổi bản chất gian ác.
ü  14 Tên sông thứ ba là Hi-đê-ke, chảy về phía đông bờ cõi A-si-ri.
Hi-đê-ke tiếng Hebrew có nghĩa là Tigris là mạnh mẽ, có sức mạnh (Phi-lip 3:10; Eph 1:19-20). Chảy về phía đông bờ cõi A-si-ri, nghĩa là đồng bằng, nơi có dân cư ngụ; điều này tiêu biểu cho biết sự tuôn chảy mạnh mẽ của nước sống đến nơi có người cư  ngụ (Giăng 10:10b; 7:37)
ü  Còn sông thứ tư là sông Ơ-phơ-rát.
Ơ-phơ-rát là tiếng Hebrew, nó còn được gọi Perath nghĩa là ngọt ngào, màu mỡ hay kết quả (II Cor 2:14; II Phi 1:3-8,11; Galat 5:22-23).
Tóm tắt về tính chất của bốn nhánh sông
Bốn nhánh của con sông trong Eden chảy ra là bốn công tác của Thần Đức Chúa Trời trên nhân loại; khiến cho tín hữu trưởng thành trong Ngài, được trở nên chiếc bình quý trọng cho Chúa ngự (II Timothe 2:20-21; Esai 64:8).
Về phía Adam, ngay ban đầu sáng tạo bốn tánh chất của con sông đã được ban cho lập tức; nhưng “con người” sau ông, Đức Chúa Trời phải làm việc không ngừng nghỉ để phục hồi và Tân ước đã làm trọn vai trò mô tả về công việc Thánh linh Đức Chúa Trời thực hiện (Tit 3:5-7).
Giải nghĩa theo phương diện phục hồi, chúng ta thấy hạt giống hay mục đích được trình bày trong sách Sáng thế ký (St 2:8-9) – sự phát triển của hạt giống này sau khi phục hồi được trình bày ở trong tân ước (Eph 4:13) – và để hoàn thành hay gặt hái được trình bày trong sách Khải huyền (Kh 21:18; 22:1-5). Song song với tiến trình phục hồi hay cứu chuộc thì lương thực, thực phẩm nuôi dưỡng giúp cho tăng trưởng thuộc linh chính là thịt và huyết của Đức Chúa Giê-su. Hình thức lương thực, thực phẩm này được hình bóng qua các thời kỳ lịch sử của dân thánh (đọc lại bài viết về mình máu Đức Chúa Giê-su).
B.      SA NGÃ VÀ HẬU QUẢ
St 3:6    6 Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. 7 Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân.
St 3:17-19        17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.
St 3:24      24 Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bim với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.

Khi đời sống Adam không còn theo đường lối Đức Chúa Trời nữa, sự công bình được sáng tạo ban đầu nơi ông suy giảm; ông bà lại “không ăn năn” (?) về hậu quả đó mà tự tìm cách để giải quyết hậu quả đời sống sau vi phạm (St 3:6-7; Gióp 31:33)[21]. Dẫn đến nơi Adam con người cá thể và Adam con người tập thể sau ông; trước hết, không thể có sự tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời bởi tình trạng bất khiết do kém thiếu sự công bình Đức Chúa Trời (Rm 3:23). Con người đã sai phạm lại càng sai phạm thêm để kết quả là sự chết, bụi đất trở về bụi đất. Nói cách khác, phải chết bởi “bụi đất” là thực phẩm cho “rắn”; “bụi đất” hình bóng chỉ về con người không có Đức Chúa Trời cư ngụ trong tâm hồn, “rắn” hình bóng chỉ về Sa-tan là các thiên sứ phản loạn, các thần dữ chốn trời cao (St 2:7; Thi 103:14; Eph 6:12).
Sau Adam, thánh kinh cũng tường thuật về các thành quả riêng của con người theo cách diễn đạt sau đây: “5 Vả, lúc đó, chưa có một cây nhỏ nào mọc ngoài đồng, và cũng chưa có một ngọn cỏ nào mọc ngoài ruộng, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chưa có cho mưa xuống trên đất, và cũng chẳng có một người nào cày-cấy đất nữa. 6 Song có hơi nước dưới đất bay lên tưới khắp cùng mặt đất.” (St 2:5-6). (St 2:5 chính là hình ảnh “nước” đang bao phủ trái đất được mô tả trong St 2:2-8).
Về mặt thuộc linh nội dung trong St 2:5 hàm ý, con người tự chọn đường lối để riêng quản trị và trong cuộc mưu sinh đã từ những nhận thức đơn giản là các thành quả riêng, các thần tượng riêng dẫn đến thành tựu cao hơn như các hệ thống triết học, khoa học, các hệ thống giáo dục, các thể chế chính trị, các tôn giáo[22] v.v… Nhưng đối với đường lối Đức Chúa Trời các thành tựu đó tất nhiên không phải là cứu cánh dẫn con người đến hạnh phúc thật và cả sự bất tử; đã vậy, các thành quả đó vô hình trung lại là những cản trở lớn lao, tinh  vi, khiến cho “con người” không hoặc khó tiếp nhận được kế hoạch Đức Chúa Trời và chúng ta thấy Thánh kinh đã dùng hình ảnh “đất” hình bóng chỉ về con người đang bị đang bị “nước, dòng nước” là các thành tựu cản trở bao phủ (Mt 13:38; 7:25,27; Kh17:15).

C.      PHỤC HỒI VÀ KẾT QUẢ
Kết thúc công trình sáng tạo, mọi tạo vật được Đức Chúa Trời công bố là “rất tốt lành”. Trong đó Adam con người cá thể được sáng tạo với các phẩm chất hoàn hảo và được ban cho đường lối thánh công bình để nhờ đấy mà được sống đời đời trên đất (St 1:26-28; 2:8-17). Như vậy khi phục hồi, Đức Chúa Trời cũng sẽ làm cho mọi tạo vật được trở nên “rất tốt lành” như ban đầu sáng tạo để trị vì trên đất theo như đường lối đã ấn định từ muôn đời trước bởi Đức Chúa Trời (Kh 5:9-10).
Nguyên nhân mà Đức Chúa Trời phải phục hồi vạn vật trở về ban đầu sáng tạo vì Adam cá thể đã đi ra ngoài kế hoạch của Ngài, khiến cho toàn nhân loại và muôn vật sau ông bị hư hoại (lưu ý, thánh kinh vẫn dùng danh từ Adam nghĩa là “con người” để chỉ về nhân loại). Chính sự hư hoại này, thay vì nghỉ ngơi, Đức Chúa Trời phải làm việc (Giăng 5:17) để phục hồi cho đến khi nào “Adam con người tập thể” trở về lại tình trạng như ban đầu sáng tạo thì khi ấy Đức Chúa Trời mới nghỉ ngơi (Xh 31:17). Và khi Đức Chúa Trời nghỉ ngơi trở lại lúc ấy thật sự ứng nghiệm câu số 4b trong St 2:4ab sau đây: “trong lúc Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng nên đất và trời.
                                                                                                                                                                                                               

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHỤC HỒI
1.       St 2:4ab  “4 Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên, trong lúc Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng nên đất và trời.
Chúng ta lưu ý hai từ “trời và đất” trong câu này có hai phần phần 4a thánh kinh viết “4 Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên” còn câu 4b lại viết: “trong lúc Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng nên đất và trời.” Hai từ “trời đất” được thánh kinh viết ở câu 4a là trời và đất còn câu 4b lại viết ngược lại là đất và trời.
Có sự lầm lẫn gì chăng khi thánh kinh viết như vậy?
Nếu chỉ đặt quan điểm về sáng tạo theo nghĩa đen thì chắc “Thần Đức Chúa Trời” lẩm cẩm!? và cần đến tổ chức tôn giáo con người hiệu đính[23]. Nhưng nếu đặt quan điểm về cả sự sáng tạo và sự phục hồi chúng ta lại nhận ra sự lạ lùng thiên thượng, bởi khi sáng tạo Đức Chúa Trời làm ra các thọ tạo thiêng liêng (trời) trước còn các thọ tạo hữu hình (đất) dựng nên sau. Còn khi phục hồi Đức Chúa Trời phục hồi con người (đất) trước sau đó mới giải quyết các tạo vật thiêng liêng (trời) sau tức là nước phía trên được phân tách vào ngày thứ hai. (ý nghĩa của “đất” xin đọc lại phần B Sa ngã và hậu quả)



2.       Sáu ngày sáng tạo và ngày thứ bảy
Trong sáu ngày sáng tạo được bàn đến sau đây sẽ không hoàn toàn theo nghĩa đen bởi; thứ nhất, quyền quản trị Đức Chúa Trời không thay đổi khi đã trao cho Adam và nhân loại kể cả việc con người không đi theo đường lối Đức Chúa Trời (Rm 11:29); thứ hai, thực tế con người đã từ bỏ Đức Chúa Trời dẫn đến cần phải phục hồi; trong kế hoạch này, thánh kinh bằng văn tự được mạc khải và Đức Chúa Giê-su phải nhập thể. Xét về phương diện phục hồi, thánh kinh, cách riêng trong Sáng thế không hoàn toàn được công bố theo nghĩa đen. Và quan điểm giải kinh này càng được củng cố khi sự hòa hợp cũng như bản tánh Đức Chúa Trời trong nội dung Sáng thế đồng thời được chỉ ra sau đây.

Ngày thứ nhất
2 Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. 3 Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. 4 Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. 5 Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt.(St 1:2-5).

Ngày thứ nhất, thực trạng: “đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực”, bởi nó đang bị “nước” bao phủ hoàn toàn khiến cho không thấy hình dạng, đồng thời bóng tối hình bóng sự chết đang bao phủ. Thực tế này, Đức Chúa Trời phán phải có ánh sánh liền có ánh sáng. (Nếu nhìn nhận theo nghĩa mặt chữ, chúng ta có sứ đồ Phi-e-rơ hậu thuẫn II Phi-e-rơ  3:5 !?!).
Nhưng ở đây chúng ta chỉ bàn về ý nghĩa của sự khôi phục con người theo các hiện tượng cũng như các hình ảnh tự nhiên hình bóng mà thôi!
Vậy “đất” là hình bóng chỉ về con người, vì sau khi Adam vi phạm mọi sự sai trật xâm nhập trần gian khiến cho con người không có Đức Chúa Trời ở cùng, “con người” chỉ là xác thịt, chỉ là loài có sanh khí như các động vật khác (St 6:3,17; Giăng 1:13), là bụi đất (E-sai 64:9; Ca 4:2; St 2:7) chỉ là đồ ăn cho Sa-tan (St 3:14). Thực tế nơi đời sống “con người” như vậy; nhưng kế hoạch từ đời đời bởi Đức Chúa Trời hoàn toàn không thay đổi, cho nên “Ánh sáng” chính là Đức Chúa Giê-su được Đức Chúa Trời ban cho nhân loại: “15 Đất Sa-bu-lôn và Nép-ta-li, Ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giô-đanh, Tức là xứ Ga-li-lê thuộc về dân ngoại, 16 Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, Đã thấy ánh sáng lớn; Và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, Thì ánh sáng đã mọc lên. (Mat 4:15-16; Giăng 8:12).
Như vậy nội dung St 1:2-5 trên bày tỏ về tình yêu là ân điển của Đức Chúa Trời ngay khi “con người” đang còn trong tội. Đức Chúa Trời làm việc trong mọi loài thọ tạo nhất là con người để cứu chuộc ra khỏi mọi ràng buộc đem đến sự chết bằng cách ban Đức Chúa Giê-su là ánh sáng để ai tiếp nhận ánh sáng đó sẽ lớn dần đầy đủ tới ngày thứ tư và phát triển hoàn toàn cho đến thứ bảy trở nên hình ảnh Đức Chúa Trời (Eph 4:13).





Chi tiết các hình ảnh trong tự nhiên được thánh kinh St 1:2-5 dùng làm hình bóng được giải nghĩa sau đây.
·         Đất
Đất tiêu biểu cho “con người” (E-sai 62:4; St 2:7; Gióp 33:6; Mt 13:38) - Các ngươi là muối của đất (Mat 5:13) - ở đất như trời (Mt 6:10) - ruộng là thế gian (Mt 13:38) - đất tốt, là kẻ có lấy lòng thật thà tử tế nghe đạo (Lu 8:15) - Anh em là ruộng (I Co 3:9).
·          “Vô hình và trống không
Vô hình và trống không về mặt thuộc linh có nghĩa là không có Đức Chúa Trời cư ngụ trong lòng, không có hình ảnh Ngài trong đời sống, nhưng trái lại có rất nhiều hình ảnh các thần khác cư ngụ.
Gie 4:19-28  22 Thật dân ta là ngu muội, chúng nó chẳng nhìn biết ta. Ấy là những con cái khờ dại, không có trí khôn, khéo làm điều ác, mà không biết làm điều thiện. 23 Tôi xem đất: Nầy, là vô hình và trống không; xem các từng trời: thì không có sự sáng. 24 Tôi xem các núi, thấy đều rúng động; mọi gò đều lung lay. 25 Tôi xem: Chẳng còn một người, hết thảy chim trời đều trốn tránh. 26 Tôi xem thấy ruộng tốt đã trở nên đồng vắng, hết thảy các thành đều bị hủy phá trước mặt Đức Giê-hô-va, bởi cơn nóng giận của Ngài. 27 Vì Đức Giê-hô-va phán như vầy: Cả đất sẽ hoang vu, nhưng ta không diệt hết. 28 Bởi cớ đó, đất sẽ sầu thảm, các từng trời sẽ tối đen. Vì ta đã phán, đã định, thì chẳng đổi ý, chẳng xây lại.
Esai 24:1   1 Nầy, Đức Giê-hô-va làm cho đất trống không và hoang vu; Ngài lật đổ mặt đất và làm tan lạc dân cư.  3 Trên đất sẽ đều trống không và hoang vu cả; vì Đức Giê-hô-va đã phán lời ấy.
Esai 62:4   4Người ta sẽ chẳng gọi ngươi là Kẻ bị bỏ nữa, chẳng gọi đất ngươi là Đất hoang vu nữa; nhưng sẽ gọi ngươi là Kẻ mà ta ưa thích; và đất ngươi sẽ được xưng là Kẻ có chồng; vì Đức Giê-hô-va sẽ ưa thích ngươi, và đất ngươi sẽ có chồng.
Esai 26:13  “13 Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, ngoài Ngài từng có chủ khác cai trị chúng tôi, nay chúng tôi chỉ cậy một mình Ngài mà kêu cầu danh Ngài.
I Co 6:5   5 Thật người ta xưng có các thần khác, hoặc ở trên trời, hoặc ở dưới đất, (bởi đó họ thờ nhiều thần nhiều chúa)
Phi 3:19   19 Sự cuối cùng của họ là hư mất; họ lấy bụng mình làm chúa mình, và lấy sự xấu hổ của mình làm vinh hiển, chỉ tư tưởng về các việc thế gian mà thôi.
·          “Sự mờ tối”
I Te 5:5  5 Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ tối.
Gióp 10:20-22   20 Các ngày tôi há chẳng phải ít ỏi sao? Vậy, Chúa ôi, khá ngưng dứt đi, Hãy dời khỏi tôi đi, để tôi được an ủi một chút, 21 Trước khi tôi đi đến xứ tối tăm và bóng sự chết, không hề trở lại; 22 Tức đất tối đen như mực, Là miền có bóng sự chết, chỉ có sự hỗn độn tại đó, Và ánh sáng không khác hơn tối tăm (Gióp 18:6; Isai 13:10; Ca 4:1; 5:17; Rom 11:8; Eph 6:12).



·         Mặt vực
Thi 69:15  14 Xin hãy cứu tôi khỏi vũng bùn, kẻo tôi lún chăng; Nguyện tôi được giải thoát khỏi những kẻ ghét tôi, và khỏi nước sâu. 15 Nguyện dòng nước không ngập tôi, Vực sâu chớ nhận tôi, Hầm không lấp miệng nó lại trên tôi.
Thi 71:20  20 Chúa là Đấng đã cho chúng tôi thấy vô số gian truân đắng cay, Sẽ làm cho chúng tôi được sống lại. Và đem chúng tôi lên khỏi vực sâu của đất.
Thi 88:6-11  6 Chúa đã để tôi nằm nơi hầm vực sâu, Tại chốn tối tăm trong vực thẳm … … 11 Sự nhân từ Chúa há sẽ được truyền ra trong mồ mả sao? Hoặc sự thành tín Chúa được giảng trong vực sâu ư?
·         “Nước
Ga 5:19-21   19 Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, 20 thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, 21 ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời. (Co 3:1-9; Eph 4:19)
Exe 26:19   19 Thật thế, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: khi ta sẽ làm cho mầy ra thành hoang
vu, như những thành không có dân ở; khi ta sẽ khiến sóng của vực sâu phủ lên trên mầy, và các dòng nước lớn che lấp mầy,
Giu 1:13 13 như sóng cuồng dưới biển, sôi bọt ô uế của mình; như sao đi lạc, sự tối tăm mù mịt đã dành cho chúng nó đời đời!
Kh 13:1 1 Đoạn, tôi thấy ở dưới biển lên một con thú có mười sừng bảy đầu, trên những sừng có mười cái mão triều thiên, và trên những đầu có danh hiệu sự phạm thượng.
Kh 17:1-2,15   1 Bấy giờ trong bảy vị thiên sứ cầm bảy bát ấy, có một vị đến gần mà nói với tôi rằng: Lại đây, ta sẽ chỉ cho ngươi sự phán xét về con đại dâm phụ, nó ngồi trên các dòng nước lớn kia. 2 Các vua trong thiên hạ phạm tội tà dâm với nó, và dân sự trong thế gian cũng say sưa vì rượu tà dâm của nó… … 15 Đoạn, thiên sứ lại nói với tôi rằng: Những dòng nước ngươi đã thấy, trên có dâm phụ ngồi, tức là các dân tộc, các chúng, các nước và các tiếng.
·         Ánh sáng
II Phi 1:19    19 Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em.
Gi 8:12   12 Đức Chúa Jêsus lại cất tiếng phán cùng chúng rằng: Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống.(Lu 2:29-31).
Thi 27:1   1 Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?
·         Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước : Thương yêu cả khi con trong tội
Rom 5:8  8 Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.
Phục 32:10-12  10 Ngài tìm được người trong một nơi rừng rú, Tại nơi vắng vẻ, giữa những tiếng hét la của đồng vắng. Ngài bao phủ người, săn sóc người, Gìn giữ người như con ngươi của mắt mình. 11 Như phụng hoàng phấp phới giỡn ổ mình, Bay chung quanh con nhỏ mình,
Sè cánh ra xớt nó, Và cõng nó trên chéo cánh mình thể nào, 12 Thì một mình Đức Giê-hô-va đã dẫn dắt người thể ấy, Không có thần nào khác ở cùng người  13 Ngài đã khiến người cỡi trên các nơi cao của xứ, Y-sơ-ra-ên đã ăn hoa quả của đồng ruộng, Ngài khiến người hút mật của hòn đá, Dầu của hòn đá cứng hơn hết,

Ngày thứ nhì
6 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. 7 Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy. 8 Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là trời. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhì.” (St 1:2-8)

Nước trong trình thuật sáng thế, ý nghĩa hình bóng chỉ về Satan - là các tạo vật thần linh phi vật chất đang ảnh hưởng của trên mọi tạo vật đặc biệt là con người. Mô tả theo nghĩa mặt chữ, thực trạng lúc đó “nước” đang bao phủ toàn bộ địa cầu. Bán kính nó cao bao nhiêu không ai biết; thế nhưng, Đức Chúa Trời đã phân tách làm hai vùng ảnh hưởng; một ở phía trên và một ở phía dưới nhưng vẫn bao phủ toàn bộ địa cầu. Khoảng cách giữa nước bên trên và nước bên dưới được gọi là khí quyển. Việc mà thánh kinh mô tả có sự phân cách giữa đất và nước cũng như khoảng không ở giữa nước trên cao và nước trên đất cho thấy chưa đến kỳ kết thúc sự hiện hữu của tạo vật thần linh satan; mà sự phân tách này khởi đầu cho công trình phục hồi con người sẽ còn kéo dài mãi cho đến khi công trình ấy được hoàn thành tức là nước, dòng nước, hoặc biển không còn (Kh 21:1-2).
Eph 2:1-2  1 Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, 2 đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch.
Khải 12 :3-4, 7-9  3 Trên trời cũng hiện ra một dấu khác nữa: Là một con rồng lớn sắc đỏ, có bảy đầu, mười sừng, và trên đầu có bảy mão triều thiên. 4 Đuôi kéo một phần ba các ngôi sao trên trời, đem quăng xuống đất; con rồng ấy chực trước người đàn bà gần đẻ, hầu cho khi đẻ ra thì nuốt con người đi. 7 Bấy giờ có một cuộc chiến đấu trên trời: Mi-chen và các sứ người tranh chiến cùng con rồng, rồng cũng cùng các sứ mình tranh chiến lại; 8 song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy nơi chúng nó ở trên trời nữa. 9 Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma quỉ và Sa-tan, dỗ dành cả thiên hạ; nó đã bị quăng xuống đất, các sứ nó cũng bị quăng xuống với nó.
Kh 20:13   13 Biển trả lại những người chết nó đang giữ; Tử thần và Âm phủ trả lại những người chết chúng đang giữ, và mỗi người chịu xét xử tuỳ theo các việc đã làm. (biển ở đây là Sa-tan hay các thành quả riêng của con người; khi đến kỳ muôn vật đổi mới chúng không còn quyền hạn trên con người nữa; nói cách khác Đức Chúa Trời sẽ làm cho con người không tin hay chống nghịch nhận ra đường lối sai lầm nhưng không chịu sửa dạy bây giờ chịu phán xét)
Kh 21:1   1 Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. (Kh 16:20 20 Mọi đảo đều ẩn trốn, các núi chẳng còn thấy nữa. Mac 1:3; Ma 3:1).

Ngày thứ ba
Sáng thế 1:9 9 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. 10 Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 11 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy. 12 Đất sanh cây cỏ: Cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 13 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ ba.

Sang ngày thứ ba sau khi phân tách dòng nước sự chết ra khỏi đất và đất tiếp nhận sự sống tức là hột giống lời Đức Chúa Trời: “ 10 Đấng phát hột giống cho kẻ gieo giống và bánh để nuôi mình, cũng sẽ phát hột giống cho anh em và làm cho sanh hóa ra nhiều, Ngài lại sẽ thêm nhiều trái của sự công bình anh em nữa.” (IICo 9:10). Đất sanh cỏ có hạt, và cây có hột; tuy nhiên vẫn ở mức sự sống thấp nhất là thực vật. (sự sống thiêng liêng).
Mat 13:1-32 (đọc và phân tích về hạt giống và đất)
Es 37:27   27 Những dân cư các thành ấy đã kém sức, khiếp sợ, xấu hổ, trở nên như rau ngoài đồng và cỏ xanh, như cỏ trên mái nhà, như lúa mì chưa trồi đọt mà đã héo.(sự sống thấp nhất)
Lu 3:9   9 Cái búa đã để kề gốc cây; hễ cây nào không sanh trái tốt thì sẽ bị đốn và chụm. (Con cái Chúa không trưởng thành. (đọc thêm).
Mac 11:12-14  12 Sáng ngày, khi đã lìa làng Bê-tha-ni rồi, thì Ngài đói. 13 Vừa thấy đàng xa một cây vả có lá, Ngài đến đó xem hoặc có chi chăng; song, tới gần rồi, chỉ thấy có lá mà thôi, vì bấy giờ không phải mùa vả. 14 Ngài bèn cất tiếng phán cùng cây vả rằng: Chẳng hề có ai ăn trái của mầy nữa! Các môn đồ đều nghe lời ấy.
Rom 6:15-23 … … …   22 Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời rồi, thì anh em được lấy sự nên thánh làm kết quả, và sự sống đời đời làm cuối cùng. 23 Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
Isai 40:3  3 Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giê-hô-va; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta! 4 Mọi nơi sủng thấp sẽ được cao lên; mọi núi mọi gò sẽ bị hạ xuống: các nơi gập ghềnh sẽ làm cho bằng, các nơi dốc hãm sẽ làm thành đồng nội. 5 Bấy giờ sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va sẽ hiện ra, và mọi xác thịt đều sẽ xem thấy; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán vậy. (đọc thêm Mat 3:3).

Tóm tắt: ngày thứ ba, ai tiếp nhận “ánh sáng” tức là tiếp nhận Đức Chúa Giê-su người đó sẽ được Đức Chúa Giê-su phân tách ra khỏi “nước” đang bao phủ Gie 4:23-28 (đọc lại “nước” ở phần B). Hình thức này được xem như được tái sanh; người được tái sanh nghĩa là Đức Chúa Trời thiết lập một thửa vườn ngay trong lòng để tiếp nhận hạt giống và sau đó cần phải vâng lệnh Đức Chúa Trời còn gọi là canh tác hay quản trị để có kết quả đúng như cách của Ngài tức là cỏ kết hột và cây phải sanh trái có hạt tất cả phải đúng theo loại đã được ấn định mà không phải tự ý.

Ngày thứ tư
Sáng thế 1:14  14 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; 15 lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy. 16 Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao. 17 Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, 18 đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với sự tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 19 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ tư. (có hàm ý về sự dự phóng trong nội dung này ví dụ như hình ảnh các ngôi sao, và mặt trăng)

Ý nghĩa ngày thứ ba cho chúng ta liên tưởng tới sự tái sanh và dẫn đến việc kết hợp nên thân thể Đấng Christ. Việc kết hợp này để trở nên hội thánh nếu không sự tăng trưởng bị nghẹt ngòi dẫn đến: “1 Kẻ nào ở riêng cách tìm điều chính mình ưa thích; Nó cãi cọ với những sự khôn ngoan thật.(Ch 18:1).
Mặt trời ở đây vẫn là Đức Chúa Giê-su (Thi 84:11; 136:8; Esai 60:20; Ma 4:2; Lu 1:78) chiếu sáng ban ngày (I Te 5:5,8; I Phi 1:19; Rm 13:13; Giăng 11:9; ‘9:4-5’).
Mặt trăng soi sáng ban đêm hình bóng chỉ về hội thánh; ban đêm hình bóng chỉ về thế gian (St 1:2; Eph 6:12; I Te 5:5; Giăng 12:46; 11:9)
Ngôi sao: những tín hữu đắc thắng:1 Trong kỳ đó, Mi-ca-ên, quan trưởng lớn, là đấng đứng thay mặt con cái dân ngươi sẽ chỗi dậy. Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ. Bấy giờ, trong vòng dân sự ngươi, kẻ nào được ghi trong quyển sách kia thì sẽ được cứu. 2 Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì để chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời. 3 Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi.” (Da 12:1-3).
Kh 12:1   1 Một hiện tượng vĩ đại, lạ lùng diễn ra trên trời: Một người đàn bà mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội mũ miện kết bằng mười hai tinh tú. (Hội thánh: đàn bà. Áo mặt trời : Áo công bình hoặc chịu lấy Ánh sáng mặt trời tức là Đức Chúa Trời soi đường. Chân đạp mặt trăng: Hội thánh là trụ và nền của chân lý (I Ti 3:15). Mười hai tinh tú: tín hữu dắc thắng).
Phi 2:15 15 cốt để anh em sống trong sạch tinh khiết như con cái toàn hảo của Thượng Đế giữa thế giới gian ác băng hoại, đề cao Đạo sống, chiếu rọi như các vì sao sáng giữa bầu trời tối tăm,
Kh 21:23   23 Thành không cần mặt trời hay mặt trăng soi sáng, vì vinh quang của Thượng Đế chiếu khắp thành, và Chiên Con là đèn của thành. (mặc áo mặt trời).
Kh 22:5   5 Tại đó sẽ không có ban đêm cũng không cần ánh đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Thượng Đế sẽ chiếu sáng họ. Họ sẽ cai trị đời đời.
Es 60:19   19 Ngươi sẽ chẳng nhờ mặt trời soi sáng ban ngày nữa, và cũng chẳng còn nhờ mặt trăng chiếu sáng ban đêm; nhưng Đức Giê-hô-va sẽ làm sự sáng đời đời cho ngươi, Đức Chúa Trời ngươi sẽ làm vinh quang cho ngươi.
Es 60:20   20 Mặt trời của ngươi không lặn nữa; mặt trăng chẳng còn khuyết, vì Đức Giê-hô-va sẽ là sự sáng đời đời cho ngươi, những ngày sầu thảm của ngươi đã hết rồi.
Kh 2:28   28 Ta sẽ cho kẻ ấy ngôi sao mai. (Kh 22:16; II Phi 1:19 Esai 14:12 hoặc Gióp 38:7).

Ngoài ra mặt trời còn biểu tượng chỉ về quyền lực khác ngoài Đức Chúa Trời như: Tôn giáo, Giáo huấn, Tu tập các hệ thống triết học, chính trị loài người… …
Mt 13:4-9   Ngài phán như vầy: Có người gieo giống đi ra đặng gieo. 4 Khi đương gieo, một phần giống rơi dọc đường, chim bay xuống và ăn. 5 Một phần khác rơi nhằm chỗ đất đá sỏi, chỉ có ít đất thịt, bị lấp không sâu, liền mọc lên; 6 song khi mặt trời mọc lên, thì bị đốt, và vì không có rễ, nên phải héo. 7 Một phần khác rơi nhằm bụi gai, gai mọc rậm lên, phải nghẹt ngòi. 8 Một phần khác nữa rơi nhằm chỗ đất tốt, thì sanh trái; hoặc một hột ra được một trăm, hoặc một hột sáu chục, hoặc một hột ba chục. 9 Ai có tai, hãy nghe!
Kh 16:8   8 Thiên sứ thứ tư đổ bát mình xuống mặt trời; mặt trời được phép nung đốt loài người.
Kh 19:17   17 Tôi lại thấy một thiên sứ đứng trên mặt trời, lớn tiếng kêu gọi chim chóc bay giữa không gian: “Hãy tập họp để dự tiệc lớn của Thượng Đế,
Kh 6:12   12 Khi Chiên Con tháo ấn thứ sáu, có động đất dữ dội. Mặt trời tối tăm như tấm áo đen, mặt trăng đỏ như huyết.
Kh 7:16   16 Họ sẽ không còn đói khát, cũng không còn bị mặt trời hay sức nóng nào nung đốt.
Kh 8:12   12 Thiên sứ thứ tư thổi kèn, một phần ba mặt trời, một phần ba mặt trăng, một phần ba tinh tú bị phá huỷ, trở nên tối tăm. Do đó, một phần ba ánh sáng ban ngày bị giảm đi, ban đêm cũng vậy.
Kh 9:2   2 Vì sao nầy mở Vực thẳm ra, liền có khói bốc lên như khói lò lửa lớn; mặt trời và không gian bị tối tăm vì luồng khói ấy.
Kh 8:12   12 Vị thiên sứ thứ tư thổi loa, thì một phần ba mặt trời bị hại, một phần ba mặt trăng và một phần ba các ngôi sao cũng vậy, hầu cho một phần ba các vì sáng ấy đều bị tối tăm, và hầu cho ban ngày mất một phần ba sáng, và ban đêm cũng vậy.
Kh 6:13   13 Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống.

Có một sự liên hệ không thể tách rời nhau giữa sách Sáng thế và sách Khải huyền. Những gì được trình bày trong sáng thế sẽ được thành tựu trong trời mới đất mới mà sách khải huyền mô tả. Nước được phân tách trong sáng thế chính là sự phục hồi của Đức Chúa Trời trong nhân loại; sự phân tách ấy đạt đến thành tựu được sách Khải huyền mô tả rằng “biển” cũng không còn nữa! Tất cả những thế lực cản trở kế hoạch của Đức Chúa Trời hay cản trở sự tiếp nhận Đức Chúa Trời đều sẽ bị loại bỏ.

Ngày thứ năm
Sáng thế 1:20-25  20 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. 21 Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 22 Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều. 23 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm.
Thi 103:5   5 ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc, khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng.
Es 40:31   31 Nhưng những người cậy trông ĐỨC CHÚA TRỜI thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân. (B/d Công giáo)
Le vi 11:12 12 Các loài vật nào ở trong nước không có vây và chẳng có vảy, thì phải lấy làm gớm ghiếc cho các ngươi.
Mat 4:19   19 Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.

Ngày thứ sáu
Sáng thế 1:24-31  24 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy. 25 Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 26 Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên (to make) loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. 27 Đức Chúa Trời dựng nên (to create) loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. 28 Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất. 29 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hột giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi. 30 Còn các loài thú ngoài đồng, các loài chim trên trời, và các động vật khác trên mặt đất, phàm giống nào có sự sống thì ta ban cho mọi thứ cỏ xanh đặng dùng làm đồ ăn; thì có như vậy. 31 Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu.
Ngày thứ sáu các động vật trên đất trong đó có con người Adam được sáng tạo. Về phía Đức Chúa Trời, Ngài  sáng tạo Adam trong tình trạng công bình và thánh ngay lập tức (câu 27). Sự sáng tạo hay làm ra đó khiến Adam được thánh kinh công bố rằng: Ông được sáng tạo giống hình ảnh Đức Chúa Trời!
Adam con người tập thể cũng vậy sau khi được phục hồi trở nên giống hình ảnh Đức Chúa Trời vào ngày thứ sáu trong tiến trình phục hồi sáu ngày (câu 26). (Adam con người tập thể có liên quan chặt chẽ tới câu số bảy trong đoạn hai sách Sáng thế và câu số bảy trong đoạn hai này có lại có liên hệ đến ngày thứ ba trong sáng thế đoạn một). Adam con người tập thể đã nhận thức đầy đủ về sự hữu hạn của chính mình và sự vô hạn của đức Chúa Trời được biểu tượng là ngày thứ bảy không có buổi chiều và buổi mai; Adam con người tập thể cần tiến đến không những tiếp nhận mà còn luôn ở trong sự yêu thương của Đức Chúa Trời hầu cho nhận được sự sống đời đời bởi Đức Chúa Trời.
Ngày thứ bảy
Ngày thứ bảy, xin nhắc lại một chút về sáng tạo theo nghĩa mặt chữ; Đức Chúa Trời hoàn toàn chấm dứt mọi công việc liên quan đến kế hoạch sáng tạo đã được trù liệu từ đời đời (Tit 1:2); bởi công trình sáng tạo Ngài làm ra không có gì để thêm hoặc phải bớt đi (St 2:2-3; Tr 3:14).
Như đã nói ở các phần trên, vì thế công trình sáng tạo theo nghĩa đen diễn ra như thế nào sẽ không được bàn đến bởi thẩm quyền khám phá đã được trao cho Adam con người cá thể và Adam con người tập thể đảm nhiệm để quản trị; cho nên trong đoạn một sách Sáng thế chúng ta không tìm thấy các giải nghĩa cặn kẽ về sự sáng tạo, ngoài các điểm chính yếu: Đấng toàn năng siêu việt, và cách để tiếp nhận sự sống đời đời.

Sau đây chúng ta sẽ xem xét ngày thứ bảy theo phương diện phục hồi. Con người sau Adam khi được nghe tin mừng về sự cứu chuộc dẫn đến sự suy xét giũa các mối tương quan cũ và mối tương quan mới là Đức Chúa Giê-su và cuối cùng chỉ chọn Đức Chúa Giê-su là cứu cánh và bầy tỏ đức tin ấy ra bằng một trong những hình thức của đức tin ấy là chịu phép Báp-têm. Qua phép Bap-têm con người sẽ được Đức Chúa Trời xưng là công bình và Ngài sẽ đổ thần linh giúp cho họ nên thánh thật sự trong đời sống. Việc Đức Chúa Trời công bố tin mừng cứu chuộc có thể được hình bóng từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ sáu. Ngày thứ sáu con người được phục hồi trọn vẹn giống hình ảnh Đức Chúa Trời họ cần tiến đến tiếp nhận Đức Chúa Trời để sự  công bình được tồn tại mãi mãi; việc tiến đến tiếp nhận Đức Chúa Trời chính là hình thức yên nghỉ vĩnh viễn mà hình bóng ngày thứ bảy không có buổi chiều và buổi mai đồng thời bày tỏ vào thứ bảy thời gian mỗi tuần.
Hình bóng yên nghỉ của dân Israel xưa đã thành tựu nơi tuyển dân hôm nay; về đất hứa là đến với Đức Chúa Giê-su để được yên nghỉ vĩnh viễn và mỗi tuần vào thứ bảy bày tỏ sự yên nghỉ đó qua hình thức thờ phượng. Sự yên nghỉ này với hình thức ngày thứ bảy sabat hằng tuần sẽ kéo dài mãi cho đến khi vạn vật đổi mới kết thúc những liên đới với Adam. (Mt 5:17-18; 19:28; Cv 3:21). (Sách Hebrew chương 3:7-19 và chương 4:1-13 nội dung nói về hai hình thức yên nghỉ: Một yên nghỉ theo phần hồn trong Đức Chúa Giê-su và hai yên nghỉ cả hồn xác vào thứ bảy Sa-bat.)

Kết thúc
Các hình ảnh trong tự nhiên luôn được Thần Đức Chúa Trời cảm động để các trước giả thánh kinh sử dụng như một công cụ truyền tải các giáo huấn sâu nhiệm, nhất là trong trình thuật sáng thế.
Học về Sáng thế ký chúng ta nhận biết về mầu nhiệm của sự sáng tạo, sự cứu chuộc bởi Đức Chúa Trời, đồng thời nhận biết về bản chất của con người. Sách sáng thế, nghĩa đen trình bày về kế hoạch của Đức Chúa Trời cho nhân loại như thế nào thì sau cứu chuộc sách Khải huyền cũng mô tả lại kế hoạch đó như vậy. Về phương diện phục hồi hay cứu chuộc, các hình ảnh cụ thể được dùng trong sách Sáng thế theo lối viết phúng dụ như: “Nước” hình bóng về năng lực chống nghịch Đức Chúa Trời (St 1:2; Gióp 22:11; Mt 7:25-27) – sẽ diễn biến thành biển nhưng sẽ không còn khi muôn vật đổi mới (Kh 12:12; 13:1; 20:13). “Đất” có thể là đất đồi, núi, thung lung, đá sỏi, gai góc (E-sai 26:7; 40:3-4; 45:13; Cn 5:21; 11:5; 15:19; Thi 27:11; 143:10; Mt 13:5) cũng sẽ bị ban bằng, biến đổi thành đất tốt (Kh 16:20). “Con rắn” (St 3:1) – sẽ diễn biến thành con rồng nhưng sau một ngàn năm cũng bị tiêu diệt trong hồ lửa (Kh 13:4; 20:2; 10; 12:9; ). “Tối tăm” (St 1:2-3; I Giăng 2:11; II Sa 22:29; E-sai 60:2) sẽ tiến triển thành ánh sáng (Thi 18:28; E-sai 9:1; 42:7,16). Mặt trời, mặt trăng là tri thức của Adam con người tập thể khi không có Đức Chúa Trời (Mt 13:5-6; Mac 13:24-27; Cv 2:20; Gia cơ 1: 6-11; Kh 7:16) sẽ bị thay thế bởi mặt trời công chính là Đức Chúa Giê-su, mặt trăng là tân nương phản ánh sự rực rỡ vinh quang của Đức Chúa Trời (Kh 21:23; 22:5) v.v… 
Qua các phân tách trên đây việc đọc kinh thánh để học biết về mầu nhiệm là Đức Chúa Trời không thể một sớm một chiều mà luôn phải theo sự cảm thúc dẫn dắt của Thần Đức Chúa Trời cùng với việc trông cậy sức của Đức Chúa Trời để nên thánh mỗi ngày hầu nhận biết các mối liên hệ thần thượng trong cả kinh thánh. Ngoại trừ các điểm chính yếu công bố về Đấng chân thần là Chúa tể vũ trụ, về công trình trù liệu của Ngài và về công cuộc cứu độ thì các nội dung khác luôn ẩn chứa những sâu nhiệm và tất nhiên những sâu nhiệm đó chỉ được khải thị cho những ai yếu mến Ngài bởi đó là lương thực thánh khiết nuôi sống linh hồn tín hữu trên đường lữ hành trở về Eden thật sự đang được khôi phục (Mt 13:10-43; Co 1:12-14; Kh 5:1-10) .
Càng học về thánh kinh chúng ta càng nhận biết về Đức Chúa Trời, mầu nhiệm khôn tả chẳng thể nào đạt đáo bởi sức riêng. Bởi sự thương xót, chỉ cần một khai sáng nào đó về mạc khải thôi, sự mầu nhiệm khôn tả đã đủ choáng ngợp tâm trí con người; cảnh giới này, thái độ đạo đức thích hợp nhất chính là sự cúi mình trong thinh lặng để chiêm ngắm mầu nhiệm phát lộ, đồng thời nhận biết về Đấng duy nhất là chân thần, là chủ tể mọi công trình sáng tạo và là Đấng luôn cần thiết cho thân phận mỏng manh, yếu đuối, giới hạn của con người.

Lê Văn



[1] Vietbible. Ver 2.0. Tổng Quan Về Sáng Thế Ký. Thần Học Giáo Hội Tin Lành.
[2] Witness. Lee. Nghiên Cứu Sự Sống Trong Sáng Thế. 1987 Living Stream ministry. 2431 W La Palma Ave. Anaheim California. 92801. USA.
[3] Nguyễn Thế Thuấn. Kinh Thánh Tân Cựu Ước. 1976.
[4] Giáo Lý Công Giáo. Tìm Về Sự Thật. 1976. (?)
[5] Dùng những hình ảnh cụ thể để chuyển tải những giáo huấn sâu nhiệm.
[6] Mạc khải trong các chương đầu sách Sáng thế chứa đựng các hình bóng luôn hòa hợp với cả kinh thánh.
[7] Chi tiết về công trình sáng tạo thế nào sẽ được khám phá theo thời gian thuộc quyền quản trị con người. Có thể vạn vật sẽ hiện hữu ngay sau lời phán, cũng có thể phải theo thời gian. Nhưng một điều chắc chắn rằng: ngay sau sáng tạo không có gì để thêm hoặc để bớt! Lưu ý quan trọng liên quan đến cả hai phương diện, sáng tạo và phục hồi, bởi lời phán: có tạo vật hiện hữu ngay, nhưng có tạo vật khác lại hiện hữu cách  gián tiếp (St 1:11).
[8] Jay P. Gren, Sir. The Interlinear Hebrew-Aramaic Old Testament And The Greek-English New Testament. General Editor and Translator. Hendrickson Publishers. Printed In The United States Of America. Sixth Printing Hendrickson Edition. January 2014. Cho thấy St 2:4 bản Hy lạp có hai phần a và b. Chữ “trời đất” được dịch trong phần 4a nhưng chữ “đất trời” được dùng trong phần 4b.
[9] Trần Phúc Nhân. Tìm Hiểu Cựu Ước.2000. (cho rằng nhiều người được sáng tạo ban đầu thay vì chỉ một Adam)
[10] Vietbible. Ver 2.00. Từ Điển Thánh Kinh Mới.
[11] Witness Lee. Nghiên Cứu Sự Sống Sách Sáng Thế Ký. 1987 Living Stream ministry. 2431 W La Palma Ave. Anaheim California. 92801. USA.
[12] Các phẩm chất gồm: Ý chí – trí khôn – Tình cảm (Rm 1:28-32). Lưu ý thêm về giống hình ảnh Chúa nơi Adam và con người được phục hồi khác nhau về thân thể nhưng “gần” giống nhau về tâm hồn.
[13] Witness Lee cho rằng giống hình ảnh Đức Chúa Trời tức là giống hình ảnh Đức Chúa Giê-su (?)
[14] Tâm hồn: Ý chí – Trí khôn – Tình cảm (chưa được phục hồi Rm 1:28-32; được phục hồi Ga 5:13-26)
[15] Từ ngữ theo bản dịch truyền thống 1927.
[16] Witness Lee. Nghiên Cứu Sự Sống Sách Sáng Thế Ký. 1987 Living Stream ministry. 2431 W La Palma Ave. Anaheim California. 92801. USA.
[17] Nếu hiểu theo sự dự phóng thì vào lúc nào đó các tạo vật sẽ được Đức Chúa Trời làm cho rất tốt lành nhưng chắc chắn không phải chờ đến Đức Chúa Giê-su nhập thể cứu chuộc bởi sẽ mâu thuẫn với thánh kinh (Rm 5:12).
[18] Nhân Chứng Giê-hô-va. Các Số Trong Kinh Thánh Có Nghĩa Gì?. Truy cập Ngày 23/10/2016 Tại: https://www.jw.org/vi/kinh-thanh-giup-ban/thac-mac/%C3%BD-ngh%C4%A9a-s%E1%BB%91-kinh-th%C3%A1nh/
[19] Eden theo thần học Công giáo và hầu hết các hệ phái Tin lành cũng như khôi phục thì không phải trên đất.
[20] Wissness Lee. Nghiên Cứu Sự Sống Trong Sáng Thế Ký. Living Stream Ministry.
[21] Có hệ thống thần học cho rằng Adam đã ăn năn và hình bóng cho sự ăn năn đó là chiếc áo bằng da thú mà Đức Chúa Trời mặc cho ông! Chiếc áo bằng da thú này còn biểu tượng chỉ về một mạng sống khác có giá trị đời đời sẽ chết thay cho Adam và cả loài người. Có hệ thống khác cho rằng Adam dấu tội không ăn năn, và chiếc áo bằng da thú vẫn là biểu tượng chỉ về sự cứu chuộc nhưng không phải cho Adam nhưng cho con cháu sau ông vì họ đã bị ảnh hưởng bởi sự bất toàn do Adam. Chiếc áo là hình bóng đồng thời là giải pháp của Đức Chúa Trời thay vì của Adam (St 3:7; 21, áo da thú so sánh với thực phẩm mới của Adam sau khi sa ngã: cỏ xanh St 3:18; Gióp 31:33; Rm 5:12).
[22] An Vi Kim Định. Sân Trình Cửa Khổng.
[23] Bản dịch truyền thống 1927, Bản dịch mới 2002 dịch câu St 2:4ab đều là trời và đất. Riêng b/d Công giáo, Nhân Chứng Giê-hô-va và bản dịch Hebrew được xuất bởi: Jay P. Gren, Sir. The Interlinear Hebrew-Aramaic Old Testament And The Greek-English New Testament. General Editor and Translator. Hendrickson Publishers. Printed In The United States Of America. Sixth Printing Hendrickson Edition. January 2014. Tất cả vẫn giữ đúng tinh thần của câu St 2:4ab.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét